Hoạt động Tham quan, học tập tại Di tích lịch sử quốc gia Ngục Kon Tum và Bảo tàng Tỉnh Kon Tu
Người đăng: Ngày đăng: Lượt xem:
Chiều 30.10.2024, Học sinh trường THPT Nguyễn Du được tham quan , học tập tại di tích lịch sử quốc gia- Ngục Kon Tum. Không chỉ được nghe lời cô hướng dẫn viên trình bày về quá trình đấu tranh của các chiến sĩ nhà Ngục Kon Tum, các em học sinh còn được gặp gỡ, trò chuyện cùng ông Huỳnh Đăng Hải- cháu nội của cụ Huỳnh Đăng Thơ- Người đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam đầu tiên được kết nạp ở tỉnh Kon Tum và là chiến sỹ Cộng sản kiên cường, bất khuất cho đến cuối cuộc đời.
Là một trong những Di tích lịch sử Quốc gia phản ánh những gian khó của dân tộc ta trong cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp xâm lược. Với ý nghĩa đó, Trường THPT Nguyễn Du đã tổ chức cho thế hệ trẻ đến với Ngục Kon Tum để giáo dục truyền thống, tinh thần cách mạng cho thế hệ trẻ. Tại chương trình đoàn viên thanh niên đã tiến hành dâng hoa, dâng hương thể hiện lòng biết ơn sâu sắc của tuổi trẻ hôm nay đối với những hy sinh, mất mát của thế hệ cha ông đi trước. Trong giây phút ấy, các bạn học sinh cũng cùng một tâm trạng xúc động, bồi hồi.
Sau lễ dâng hương, các bạn đoàn viên được tìm hiểu về Di tích lịch sử Quốc gia Ngục Kon Tum. Ngục Kon Tum được thực dân Pháp xây dựng năm 1930. Nhà ngục Kon Tum là nơi giam giữ tù chính trị bị giặc Pháp đưa từ Nghệ An, Hà Tĩnh, Thừa Thiên – Huế về, đồng thời cũng là nơi cung cấp nhân công khai phá miền cao nguyên, mở đường 14. Cũng tại chính nơi đây, tháng 9/1930, Chi bộ Đảng Cộng sản đầu tiên của tỉnh Kon Tum được thành lập, đồng chí Ngô Đức Đệ làm Bí thư.
Lịch sử đấu tranh cách mạng đã ghi nhận một sự kiện gây chấn động đối với thực dân Pháp ngay tại Kon Tum và trên toàn cõi Đông Dương. Đó là Cuộc đấu tranh đẫm máu giữa những người tù chính trị với bọn thực dân, tay sai diễn ra trong hai ngày (12 và 16/12/1931) tại nhà Ngục Kon Tum, khiến 15 chiến sĩ cách mạng hy sinh và 16 đồng chí bị thương. Sự kiện này xuất phát từ việc “phản đối đi Đăk Pét” của những người tù chính trị.
Tổ Sử-Địa-GDKT&PL